Đàn guitar acoustic và guitar classic khác nhau như thế nào?

Bạn đang có ý định học guitar và muốn tìm hiểu sự khác nhau giữa đàn guitar acoustic và classic để quyết định đầu tư. Sau đây Shop Guitar Quảng Bình Melody xin đưa ra một số thông tin cơ bản, hi vọng giúp các bạn mới tiếp xúc với đàn guitar có thể phân biệt dễ dàng sự khác nhau giữa 2 loại đàn guitar này.

Guitar Acoustic
Guitar Classic

1. Dòng nhạc bạn muốn chơi Guitar là gì?

Đàn Guitar Acoustic có âm thanh rất khác so với guitar classic nên phù hợp với dòng nhạc Pop và Rock, ngoài ra cũng là nhạc cụ lý tưởng của những người đệm hát cho những dòng nhạc mạnh. Bạn nên chọn guitar acoustic nếu:

  • Bạn yêu âm nhạc và thích ca hát. Bạn chơi đàn để tự đàn tự hát những bài mình yêu thích.
  • Bạn thích đàn những bài hát mình thích cho người khác hát.
  • Bạn là người cởi mở và thích giao lưu với mọi người

Đàn Guitar Classic phù hợp với dòng nhạc Tây Ban Nha, Folk, Jazz, độc tấu, hòa tấu.Bạn nên chọn guitar classic nếu:

  • Bạn yêu âm nhạc và thích chơi lại giai điệu của toàn bộ bài nhạc.
  • Mặc dù yêu âm nhạc nhưng bạn lại khá tự ti về giọng hát của mình, hoặc bạn không thích hát.
  • Bạn là người khá trầm tính và sống nội tâm, thích một mình một cõi và thả hồn vào âm nhạc.

2. Sự khác biệt trong cấu tạo của đàn guitar classic và đàn guitar acoustic?

a. Đầu đàn guitar:

Đầu đàn là một trong những yếu tố phân biệt rõ nét nhất giữa Guitar Classic và Acoustic vì thiết kế rất khác nhau. Đầu đàn Guitar Classic sẽ khoét thủng thành 2 rãnh, bộ phận quấn dây đàn Classic thường là một cái trục nhựa to nằm ngang khác với trục lõi sắt nhỏ nằm dựng đứng của cần đàn Acoustic.

b. Dây đàn guitar:

Guitar Acoustic dùng dây kim loại vì vậy khi chơi thường cho âm thanh vang, sáng trong khi Classic dùng dây nilon, dây nilon là tên gọi cho loại dây mềm hay sử dụng khi chơi nhạc cổ điển. Dây Nilon có cấu trúc là 3 dây dưới cùng: Sol, Si, Mí. Ba dây còn lại bên ngoài là kim loại cuốn, nhưng lõi vẫn là sợi nilon do đó mặc dù là kim loại nhưng dây vẫn rất mềm và âm thanh trầm, ấm khi chơi.

c. Cần đàn guitar (yếu tố tham khảo)

Cần đàn Guitar Classic thường làm to hơn Acoustic để dễ bấm, tuy nhiên cũng có một số cây Classic hiện đại cũng có cấu trúc cần hẹp và cũng không thể vì thế mà gọi nó là Acoustic được.

d. Thân đàn guitar

Đây không phải là dấu hiệu đặc trựng để phân biệt 2 loại đàn, tuy nhiên đa số đàn Guitar Classical có kích thước nhỏ hơn Guitar Acoustic

e. Tiếng đàn guitar

Vì sử dụng 2 loại dây khác nhau nên guitar Acoustic có tiếng rất khác so với guitar Classical, Guitar Acoustic tạo ra âm thanh to hơn, vang hơn và mạnh hơn guitar Classical.

3. Sau đây là một số quan niệm sai lầm khi phân biệt Guitar Classical và Acoustic:

a. Phân biệt dựa trên phím đàn – KHÔNG CHUẨN:

Trên một số diễn đàn nhiều người đưa ra phương thức phân biệt 2 loại đàn này dựa trên phím đàn: 12 phím thì là Classic, 14 phím thì là Acoustic, thực tế thì cách này không sai (vì nhiều đàn Acoustic 14 phím thật), nhưng cũng KHÔNG ĐÚNG.

Có thể có nhiều đàn Acoustic là 14 phím, nhưng không thể chỉ dựa vào phím mà quyết định, vì có khá nhiều đàn Acoustic là 12 phím, và cũng có đàn Classic là 14 phím.

b. Phân biệt dựa trên thùng đàn – SAI:

Có nhiều bạn dựa trên thùng đàn, thùng đàn tròn là Classic, thùng đàn khoét là Acoustic. Điều này thì hoàn toàn sai. Riêng Guitar Classic cũng có nhiều serial với loại thùng khoét.

Tóm lại để phân biệt được hai loại đàn Guitar trên:

  + Khi phân biệt đàn guitar Acoustic và Classic, thì trước tiên, bạn hãy nhìn tới dây đàn, sau đó xem kỹ phần đầu cần đàn xem là khóa đàn nằm ngang và to hay là trục sắt nằm thẳng đứng.

  + Hoặc có thể xem tiếp ngựa đàn xem cách lồng dây.

  + Ngoài ra để chắc chắn hơn, xem tiếp độ rộng của cần đàn: Tuy nhiên giải pháp này cũng không chính xác lắm vì nhiều cây đàn Acoustic mặc dù dùng dây sắt nhưng cần đàn vẫn rất rộng.

Bạn hãy tham khảo một số sản phẩm Guitar tiêu biểu của Shop Guitar Quảng Bình Melody nhé! đặc biệt các bạn yêu thích Guitar Quảng Bình khi mua hàng tại shop sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về vận chuyển đối với khách hàng nội tỉnh.

%d bloggers like this: